Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017

Thứ sáu - 06/01/2017 20:40
UBND HUYỆN ĐỨC THỌ
TRƯỜNG MN TRƯỜNG SƠN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                 
 
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TrMN  ngày 03 tháng 1 năm 2017 của  Trường mầm non Trường Sơn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao thực hiện quyền tự chủ hàng năm và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quy chế chi tiêu nội bộ không điều chỉnh đối với việc sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao thuộc dự toán chi không thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và các nhiệm vụ không thường xuyên khác, gồm:
a) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
b) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
d) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);
đ) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
e) Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí này thực hiện theo các quy định có hiệu lực thi hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng: Toàn thể cán bộ, viên chức; giáo viên; người làm hợp đồng trong đơn vị.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện Quy chế
1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị;
  2. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao;
  3. Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;
  4. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả;
  5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
6. Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Quy chế
- Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị;
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị phải tuân thủ chế độ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành và Quy chế này;
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4. Căn cứ xây dựng Quy chế
1. Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của đơn vị.
3. Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao hàng năm thực hiện quyền tự chủ tài chính.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Cán bộ, giáo viên: Bao gồm Ban giám hiệu; người làm các công tác: kế toán, văn thư, thư viện, thiết bị, y tế trong biên chế (không bao gồm giáo viên kiêm nhiệm); giáo viên.
Người làm hợp đồng: Người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 03 tháng trở lên (Giáo viên ngoài biên chế, nhân viên hợp đồng khác).
Bảo vệ trường: Người làm công tác bảo vệ trường.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I
NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC NỘI DUNG CHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ
Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện quyền tự chủ
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
b) Kinh phí khác (nếu có).
2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;
b) Thu khác.
3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.         4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các nội dung chi thực hiện quyền tự chủ
  a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm:
Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền công; các khoản phụ cấp lương theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
Mục II
ĐỐI TƯỢNG, MỨC CHI, PHƯƠNG THỨC CHI VÀ
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Điều 8. Chi thanh toán cá nhân
1. Tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương.
Phải bảo đảm chi trả tiền lương cho người lao động theo lương cấp bậc và chức vụ do nhà nước quy định.
2. Các khoản trích nộp hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.1. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm:
a) Cán bộ, giáo viên;
b) Người làm hợp đồng.
2.2. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản): Thực hiện theo quy định hiện hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
3. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
4. Lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Các cán bộ, giáo viên làm việc ban đêm, làm thêm giờ phải được Thủ trưởng đơn vị bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, cần phải thanh toán tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ thì trước khi thực hiện phải có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị, tổng số giờ làm việc vào ban đêm, thêm giờ không quá 200 giờ đối với mỗi cán bộ, giáo viên, người làm hợp đồng trong một năm.
5. Chi trang cấp, trang bị.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị, việc trang cấp, trang bị có thể bằng hình thức may sắm, cấp phát hoặc cấp tiền cho cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, màu sắc, kiểu dáng trang phục. Nghiêm cấm việc sử dụng tiền may sắm trang phục, phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích, trái quy định.
a) Đối tượng được trang cấp, trang bị: Giáo viên đứng lớp; Nhân viên y tế học đường.
b) Mức khoán:       
- 200.000đồng/người/năm;
Điều 9. Chi thanh toán dịch vụ
1. Chi phí sử dụng điện, nước:
Cán bộ, giáo viên, người làm hợp đồng, bảo vệ trường có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện, nước tại cơ quan.
Mức chi thanh toán tiền điện, nước theo thực tế sử dụng căn cứ chỉ số sử dụng tại công tơ điện, nước và đơn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các hộ gia đình và cá nhân cư trú tại ký túc xá của trường phải tự chịu trách nhiệm chi trả thanh toán tiền điện, nước theo chỉ số công tơ riêng.
2. Khoán tiền nước uống tại cơ quan: 100.000đồng/tháng.
3. Khoán tiền mua dụng cụ vệ sinh lớp học: 20.000đồng/lớp/tháng.
Điều 10. Chi văn phòng phẩm
Văn phòng phẩm là những vật phẩm đơn giản phục vụ cho các hoạt động văn phòng như: giấy in, sổ, giấy viết, bút (chì, bi), phấn viết, ghim, kẹp, giấy bóng kính, túi nhựa, cặp nhựa, băng dính, hồ dán, phong bì, túi bìa cứng, sổ cặp tài liệu, ...
1. Thực hiện theo hình thức khoán.
a) Đối tượng: giáo viên thường xuyên đứng lớp.
b) Danh mục văn phòng phẩm: bao gồm bút (chì, bi) viết, phấn viết …
c) Mức khoán:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:      100.000đồng/01 học kỳ;
d) Phương thức chi trả:
Chi trả 01 lần vào kỳ thanh toán tiền lương tháng đầu kỳ học bằng tiền mặt. Khi thực hiện thanh toán qua thẻ ATM thì chuyển trả vào tài khoản cá nhân.
đ) Quy định về thời gian được thanh toán:
Những người được cử đi học, đi công tác từ 30 ngày trở lên hoặc nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ không hưởng lương thì không thực hiện cấp kinh phí khoán văn phòng phẩm nêu trên trong thời gian đi học, đi công tác, nghỉ chế độ hoặc nghỉ không hưởng lương.
e) Hồ sơ thanh toán:
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC);
- Bảng kê thanh toán tiền khoán văn phòng phẩm.
2. Thực hiện cấp phát theo thực tế sử dụng cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường.
a) Đối tượng: Cán bộ, viên chức;
b) Danh mục văn phòng phẩm: bao gồm giấy, bút và các dụng cụ như bìa, kẹp tài liệu, ghim, máy dập ghim (loại nhỏ), sổ công tác, cặp đựng tài liệu, hồ dán; mực máy in, mực máy photocopy, mực máy fax, ...
c) Hình thức mua sắm:
d) Phương thức chi trả: Theo quy định của Chế độ thanh toán không dùng tiền mặt
Điều 11. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc
1. Cước phí bưu chính.
1.1. Cước phí bưu chính bao gồm: cước phí gửi công văn, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện; chi mua tem thư (nếu có) phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.
 Văn thư đơn vị có trách nhiệm mở sổ theo dõi và thực hiện xác nhận số lượng công văn, tài liệu, ... gửi đi tại Cơ quan hàng ngày.
1.2. Cước phí bưu chính được thanh toán theo thực tế sử dụng.
Hàng tháng, căn cứ hoá đơn cước phí bưu chính do đơn vị cung cấp dịch vụ thông báo, trên cơ sở xác nhận của Văn thư đã thực hiện kiểm tra, đối chiếu công văn, tài liệu, ... gửi đi trong tháng, Kế toán thực hiện thanh toán cước phí bưu chính cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
2. Về trang bị và sử dụng điện thoại.
a) Về trang bị điện thoại, máy Fax:
- Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thường trực được trang bị 1 máy điện thoại cố định loại thông thường;
- Tuỳ tình hình cụ thể của cơ quan, có thể trang bị máy fax nhưng tối đa không quá 01 máy.
b) Về quản lý và sử dụng:
- Mọi cán bộ, giáo viên; người làm hợp đồng không được dùng điện thoại cơ quan vào việc riêng. Người nào sử dụng điện thoại công sở trái với quy định này thì người đó phải bị khấu trừ tiền lương để trả tiền cho Bưu điện.
- Hàng tháng, căn cứ hoá đơn cước phí bưu chính do đơn vị cung cấp dịch vụ thông báo, Kế toán thực hiện thanh toán cước phí bưu chính cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
Điều 12. Chế độ chi hội nghị
1. Căn cứ thực hiện.
Thông tư số 97/2010/BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 3252/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong nước, mức chi tiếp khách trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
2. Nội dung và mức chi.
Căn cứ đặc điểm tình hình hoạt động của Cơ quan, một số tiêu chuẩn, định mức chi cụ thể như sau:
a) Tiền nước uống: Mức chi tối đa 20.000 đồng/người/ngày (02 buổi);
Căn cứ thanh toán tiền nước uống là Giấy mời và danh sách đại biểu mời tham dự hoặc số lượng đại biểu tham dự được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, giáo viên, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở Tỉnh và cấp huyện đối với các lớp tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Mức chi tối đa 300.000 đồng/người/buổi.
c) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
- Theo hình thức khoán bằng tiền: Mức chi tối đa 100.000 đồng/ngày/người.
- Trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán nêu trên không đủ chi phí thì được chi tối đa không vượt quá mức 130.000 đồng/ngày/người.
Điều 13. Chế độ công tác phí
1. Căn cứ thực hiện.
Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính; Quyết định số 3352/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
2. Nội dung và mức chi.
2.1. Thanh toán chi phí phương tiện đi công tác.
a) Khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác.
- Đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân với đơn giá khoán (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe);
- Mức chi: 1.500đồng/01km;
- Chứng từ và mức thanh toán:
+ Giấy đi đường do Thủ trưởng đơn vị cấp; có xác nhận ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách);
+ Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Thủ trưởng đơn vị duyệt thanh toán.
b) Trường hợp thuê phương tiện đi công tác.
- Khi có đoàn đi công tác nội tỉnh, ngoại huyện từ 05 người trở lên thì tùy vào tình hình cụ thể Thủ trưởng cơ quan quyết định thuê xe ô tô làm phương tiện đi lại chung cho cả đoàn. Không chi trả cho việc phát sinh nhu cầu đi lại của cá nhân vào việc riêng.
- Chứng từ thanh toán, bao gồm:
+ Giấy đi đường của các thành viên trong đoàn do Thủ trưởng đơn vị cấp; có xác nhận ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách);
+ Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng;
+ Hoá đơn hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.
2.2. Thanh toán phụ cấp lưu trú:
a) Trong phạm vi cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) nhưng không vượt quá 100 km thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 120.000 đồng/người/ngày.
b) Trong phạm vi cách trụ sở cơ quan từ 100 km trở lên thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 150.000 đồng/ngày/người.
c) Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) quy định tại điểm a), b) mục này, mức phụ cấp lưu trú là 100.000 đồng/người/ngày. 
2.3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
a) Thanh toán theo hình thức khoán:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa 350.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa 120.000 đồng/ngày/người.
b) Thanh toán theo hoá đơn thực tế:
Trường hợp không thực hiện khoán tiền thuê phòng nghỉ theo quy định nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế. Mức chi cụ thể như sau:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Mức chi tối đa là 800.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/phòng;
- Đi công tác ngoại tỉnh tại các vùng còn lại: Mức chi tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Đi công tác ngoại huyện nội tỉnh: Mức chi tối đa là 300.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
c) Cán bộ, giáo viên đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán, đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Đối với các đoàn công tác thuộc cơ quan cử đi còn đối với sự điều đồng của cấc cấp khác thì đơn vị xem xét giải quyết theo tình hình tài chính của đơn vị.
3. Quy định về thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
Áp dụng đối với cán bộ thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.
a) Đối tượng: Ban giám hiệu, Kế toán, Thủ quỹ.
b) Mức khoán công tác phí:
- Hiệu trưởng: 300.000 đồng/người/tháng;
- Hiệu phó: 100.000 đồng/người/tháng;
- Kế toán: 300.000 đồng/người/tháng;
- Thủ quỹ: 100.000 đồng/người/tháng;
c) Hồ sơ, thủ tục thanh toán:
- Giấy đề nghị thanh toán;
- Bảng kê nhận tiền theo mẫu quy định.
d) Thời hạn và phương thức thanh toán: chi trả 01 lần vào tài khoản cá nhân hoặc bằng tiền mặt cùng với kỳ thanh toán lương hàng tháng.
Trong trường hợp được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo quy định tại mục 2.1, 2.2, 2.3 Điều này. Loại trừ thời gian đi công tác theo đợt cụ thể mà đủ vẫn thực hiện đủ 10 ngày đi công tác lưu động của tháng đó thì đồng thời được hưởng cả tiền công tác phí khoán.
Điều 14. Chế độ chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn
Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với các bộ, giáo viên hàng năm thực hiện theo chương trình, kế hoạch chung của cơ quan quản lý cấp trên.
Trường hợp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đơn vị phải cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo do các cơ sở đào tạo khác tổ chức; Thủ trưởng đơn vị căn cứ tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi quy định và hoá đơn tài chính, hợp đồng dịch vụ ký kết với cơ sở đào tạo hoặc theo chứng từ thu của cơ sở đào tạo kèm theo thông báo chi tiết các chi phí đào tạo, bồi dưỡng để xét duyệt thanh toán.
Điều 15. Chi tiếp khách
1. Nguyên tắc.
a) Việc tiếp khách phải được Lãnh đạo cơ quan phê duyệt.
b) Đúng đối tượng, thành phần làm việc; thực hành tiết kiệm không tặng quà đối với các đoàn, khách đến làm việc.
2. Mức chi.
a) Chi nước uống tối đa 20.000 đồng/người/ngày (02 buổi).
b) Chi mời cơm: Tối đa không quá 150.000 đồng/suất.
Mục III
XÁC ĐỊNH KINH PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC, NỘI DUNG CHI
Điều 16. Kinh phí tiết kiệm được
Kết thúc năm ngân sách, số kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ chi thường xuyên trong năm thấp hơn dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác.
Kinh phí giao thực hiện quyền tự chủ đối với các nhiệm vụ trong năm nhưng đến cuối năm chưa hoàn thành, chưa triển khai phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không được xác định là kinh phí quản lý tiết kiệm được.
Điều 17. Nội dung chi kinh phí tiết kiệm được
Kinh phí quản lý tiết kiệm được được sử dụng theo các nội dung sau:
1. Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
2. Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ quan.
3. Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích.
4. Chi cho các hoạt động phúc lợi.
5. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, giáo viên, kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
6. Chi thêm cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;
Kinh phí quản lý tiết kiệm được được trong năm sau khi chi trả các khoản nêu trên còn lại (nếu có), được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Mục IV
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG KINH PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC
Điều 18. Tỷ lệ và phương án sử dụng
1. Trên cơ sở số kinh phí tiết kiệm được xác định trong năm, Kế toán đề xuất phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định tại Điều 17 Quy chế này, lấy ý kiến Công đoàn Cơ quan trước khi trình Lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định.
2. Kinh phí tiết kiệm được phân bổ như sau:
- Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên:    60%;
- Trích lập quỹ khen thưởng:                                  10%;
- Trích lập quỹ phúc lợi:                                        20%;
- Trích lập quỹ dự phòng:                                      10%.
Điều 19. Chi trả thu nhập tăng thêm
1. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo kết quả xếp loại lao động hàng năm. Hệ số điều chỉnh như sau:
  - Hệ số 0,8: Áp dụng cho cá nhân xếp loại hoàn thành nhiệm vụ;
  - Hệ số 1,0: Áp dụng cho cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến;
  - Hệ số 1,2: Áp dụng cho cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.
2. Cách tính:
Double Brace: Quỹ tiền lương, tiền công được phép chi trả tối đa trong nămChi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định và được xác định theo công thức:
 
 
 
  Double Brace: Tổng hệ số lương, phụ cấp đóng bảo hiểm của cá nhân người lao động
 

'Double Brace: Hệ số điều chỉnh'Double Brace: Thu nhập tăng thêm của cá nhân                            
                     
Double Brace: Tổng hệ số lương, phụ cấp đóng bảo hiểm của toàn đơn vị                        =                               x                                   x 
 
 
 
 
 
Điều 20. Chi khen thưởng
1. Đối với tập thể.
Tập thể tổ (bộ phận) đạt loại xuất sắc :        200.000đồng.
2. Đối với cá nhân.
2.1. Có thành tích xuất sắc trong công tác.
a) Được tặng bằng khen:  300.000đồng/người;
b) Được tặng giấy khen:   200.000đồng/người;
c) Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở:    200.000đồng/người;
d) Lao động tiên tiến: 100.000đồng/người.
2.2. Thi giáo viên giỏi.
a) Cấp ngành: 200.000đồng/người;
b) Cấp tỉnh:  300.000đồng/người;
c) Cấp huyện: 200.000đồng/người.
Điều 21. Chi cho các hoạt động phúc lợi
1. Chi phúc lợi các ngày lễ, tết từ 200.000 đến 500. 000đồng/người
2. Chi hiếu, hỷ.
1 Mừng cưới, hỏi Số tiền  
  + Bản thân CBGV cưới 200.000  
  + Con CBGV cưới 100.000  
2   Thăm hỏi khi ốm đau    
  + CBGV Đau ốm năm ở BV Huyện 200.000  
  + CBGV Đau ốm năm ở BV tỉnh 300.000  
  + CBGV Đau ốm năm ở BV Trung Ương 500.000  
  + Cán bộ giáo viên điều trị lâu dài 500.000  
  + Thăm hỏi thân nhân( vợ, chồng, cha mẹ, con ) 100.000  
3 Thăm khi chết    
  + Bản thân cán bộ giáo viên 500.000  
  + Vợ, chồng, con, cha,mẹ 200.000  
  + Thân nhân( Anh, chị, em của chồng hoặc vợ) 100.000  
Ghi chú: Thăm hỏi một năm không quá 02 lần tùy theo mưc độ nặng nhẹ của bệnh tật
3. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất 300.000đồng/suất/lần.
4. Chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhà trường không quá 500.000đồng/lượt.
5. Chi nghỉ mát, tham quan du lịch trong nước (tùy vào tình hình tài chính của đơn vị).
6. Chi khuyến khích thành tích học tập cho con cán bộ, giáo viên đang công tác của trường từ 50.000đ đến 100.000đ/cháu.
7. Chi thêm cho cán bộ, viên chức không được hưởng phụ cấp đặc thù của ngành giáo dục (phụ cấp đứng lớp).
8. Chi thêm cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Quy chế này được áp dụng thực hiện kể từ ngày ký ban hành, các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 23. Tổ chức thực hiện
Toàn thể cán bộ, giáo viên; người làm hợp đồng thuộc Cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng những quy định tại Quy chế này. Các nội dung khác chưa quy định trong Quy chế này được thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, khi Nhà nước ban hành các chế độ, định mức chi mới thay thế thì các chế độ, định mức chi quy định tại Quy chế này sẽ được kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
                                                       THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 
 
 
                                                       Trần Thị Hồng Oanh
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay46
  • Tháng hiện tại16,257
  • Tổng lượt truy cập1,484,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây