Kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học. Năm học 2022-2023

Thứ tư - 21/09/2022 11:11
 
UBND HUYỆN ĐỨC THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON TRƯỜNG SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
   
         Số:  76/KH-MNTS
 
Trường Sơn, ngày 21  tháng 9 năm 2022
 
KẾ HOẠCH
Tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học. Năm học 2022-2023

 Thực hiện Công văn số 1901/SGDĐT-CTTT ngày 16/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học; Công văn Số 446/PGDĐT ngày 19/9/2022 của phòng GDĐT Đức Thọ về việc yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đảm bảo trật tự ATGT trong trường học năm học 2022-2023;
Trường mầm non Trường Sơn xây dựng kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học, năm học 20212- 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ trong nhà trường.
- 100% CB,GV,NV trong trường được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định.
-  Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trong trường học.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cha mẹ học sinh, cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT và văn hóa giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh, đặc biệt là trẻ em.
2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh đảm bảo các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành.
- Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo ANTT trường học, các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với PGD&ĐT, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, gia đình, nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa hỗ trợ, can thiệp kịp thời trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
- Chủ động phòng ngừa, không để có những hành động bạo hành trẻ em trong nhà trường.
Tất cả cán bộ, giáo viên nhân viên phải xác rõ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đảm bảo trật tự ATGT cho CB,GV,NV,PH và học sinh là một trong những nội dung trọng tâm trong năm học; kết chợp chặt chẽ, thường xuyên với các ban ngành địa phương, đề ra các biện pháp giáo dục ATGT phù hợp, sát đối tượng đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; phải đảm bảo100% cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh phải nghiêm túc thực quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung
1.1. Tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo hành trẻ cho CB,GV,NV và phụ huynh học sinh tại đơn vị; phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cơ quan công an và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành trẻ xảy ra trong và ngoài nhà trường.
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các CSGDMN, GD phổ thông, GD thường xuyên; Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục; Kế hoạch của Sở GD&ĐT về kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ngành GD&ĐT; và các Công văn chỉ đạo của phòng GD&ĐT Đức Thọ về việc yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đảm bảo trật tự ATGT trong trường học.
- Nhà trường hướng dẫn, triển khai Kế hoạch công tác phòng, chống phòng, chống bạo hành trẻ đến 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên chủ nhiệm các lớp với cha mẹ học sinh  về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em” kèm theo các quy định xử lý cụ thể.
- Trường chỉ đạo, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho 100% CB,GV,NV; thực hành có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; duy trì hoạt động tư vấn tâm lý cho Phụ huynh và học sinh, lập hồ sơ theo dõi những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh có vấn đề cần giúp đỡ tâm lý.
- Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến 100% cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của CB,GV,NV, cha mẹ trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm về bạo hành trẻ em. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ kiểm tra, theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời khi có hiện tượng CB,GV,NV trong trường vi phạm, để có biện pháp giải quyết, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định.
1.2. Các nội dung đảm bảo trật tự ATGT trong trường học
- Tập trung tuyên truyền giáo dục, phổ biến sâu, rộng Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành phố và của Ngành  về công tác đảm bảo TTATGT trong nhà trường. Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường.
- Thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT; về Văn hoá giao thông và quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.  
- Triển khai nghiêm túc nội dung học tập chính khoá; tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về ATGT.
- Xây dựng và tổ chức chương trìnhTôi yêu Việt Nam”.
- Xây dựng pano, tờ gấp… để tuyên truyền tới tất cả học sinh trong nhà trường; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy - học về ATGT cho giáo viên, học sinh.
- Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự ATGT cho CB,GV,NV và học sinh. Triển khai có hiệu quả Bộ tài liệu về văn hóa giao thông cho CB,GV,NV và các cháu học sinh.
- Kiểm tra đánh giá công tác GD trật tự ATGT đối với GV,NV trong nhà trường, có biện pháp nhắc nhở các cá nhân vi phạm trật tự ATGT, đánh giá kết quả thi đua thực hiện về công tác giáo dục pháp luật, trật tự ATGT trong toàn trường.
2. Hình thức triển khai
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường, đảm bảo trật tự ATGT, lồng ghép vào các buổi: Họp hội đồng nhà trường, họp Công đoàn, Chi bộ, Đoàn thanh niên, Sinh hoạt chuyên đề; Sinh hoạt chuyên môn và các buổi họp phụ huynh....
- Xây dựng môi trường xã hội tích cực, hài hòa. Trong giao tiếp giữa người lớn với trẻ, người lớn với nhau phải nhẹ nhàng, cởi mở, ôn hòa trong mọi tình huống. Điều này vừa tạo điều kiện cho đứa trẻ học tập, noi theo mà giúp cho bầu không khí tâm lí thoải mái, phát huy được hết khả năng của mỗi cá nhân trong công việc của mình.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc tuyên tuyền ngăn chặn bạo lực học đường và thực hiện các quy định về giáo dục ATGT, triển khai thực hiện việc xây dựng chuyên đề về GDATGT với chủ đề Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh của trường vào cuối mỗi buổi học về ATGT. Kết hợp với tuyên truyền thông qua pano, apphích, khẩu hiệu, tờ gấp…; các thông điệp truyền thông: Học sinh tích cực thực hiện Văn hoá giao thông; Trẻ em phải đội mũ bảo hiển khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ; Đảm bảo an toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người; không điều khiển xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe; tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT; An toàn giao thông cho bạn, cho tôi và cho cả cộng đồng; Hãy mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; Bảo vệ an toàn giao thông đường sắt; ...
- Tổ chức các chuyên đề, ngày hội, sự kiện để thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tìm hiểu Luật giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt), tại trường trong các hoạt động, các chủ điểm trong chương trình giáo dục từng độ tuổi.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường, giáo dục trật tự ATGT cho CB,GV,NV và HS về tiêu chí Văn hóa giao thông thông qua nhiều hình thức học tập chính khoá và ngoại khoá; chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức ATGT trong trường học; biên tập và in ấn các tài liệu tờ gấp, pano, áp phich, tranh cổ động...
3.2. Chủ động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe; tổ chức cho CB,GV,NV và CMHS ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT; xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân vi phạm trật tự ATGT. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc tuyên tuyền và thực hiện các quy định về giáo dục ATGT, triển khai thực hiện việc xây dựng chuyên đề về GDATGT với chủ đề Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
3.3. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức Công đoàn, Chi đoàn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, giữ gìn trật tự ATGT, góp phần hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; triển khai các phong trào, cuộc vận động trong CB,GV,NV và cha mẹ học sinh tham gia bảo đảm TTATGT;
3.4. Thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh trong trường về công tác giáo dục pháp luật, tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu pháp luật về quyền trẻ em, ATGT, lái xe an toàn, văn hóa giao thông…
3.5. Thực hiện đảm bảo an toàn thể chất và tinh thần cho trẻ, đảm bảo ATGT là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. Biểu dương, khen thưởng kịp thời, cá nhân CB,GV,NV có thành tích trong công tác ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường, thực hiện tốt giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường.
-  Xây dựng Kế hoạch thực hiện Tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học. Năm học 2022-2023 cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đồng thời có kế hoạch tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự ATGT tại các lớp. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá cụ thể kết quả thực hiện của nhà trường với Ban chỉ đạo Phòng GDĐT.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CB,GV,NV và phụ huynh học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
- Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp vi phạm về bạo hành trẻ em trong nhà trường.
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên chỉ đạo GV,NV trong trường, đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo hành trẻ em trong các buổi họp phụ huynh. Phối hợp với  Ban công an xã, Ban chấp hành Đoàn xã tổ chức các buổi ngoại khóa về việc thực hiện pháp luật đảm bảo trật tự ATGT cho cán bộ, giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CB,GV,NV toàn trường trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn và tổ chức thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh  về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung GD pháp luật và trật tự ATGT cho học sinh trong các hoạt động vui chơi và học tập ở mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức giáo dục khác nhau, đồng thời tuyên truyền nhắc nhở HS chấp hành và thực hiện trật tự ATGT khi tham gia giao thông cùng với người lớn.
- Chủ động tổ chức cho CB,GV,NV và phụ huynh học sinh trao đổi về nội dung các cuộc vận động "Gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông", “Vai trò của CB,GV,NV trong việc tham gia gìn giữ trật tự ATGT", các nội dung trong khẩu hiệu, pa nô tuyên truyền treo tại nhà trường.
- Phát động trong CB,GV,NV và PHHS thi đua giữ gìn đảm bảo trật tự ATGT, tổ chức ký cam kết không vi phạm các quy định về trật tự ATGT. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công tác giáo dục trật tự ATGT; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cá nhân vi phạm những quy định về trật tự ATGT.
- Hàng tháng, hàng kỳ đưa vào nội dung GDATGT để đánh giá CB,GV,NV và học sinh trong việc thực hiện giáo dục pháp luật, đảm bảo TTATGT.
Trên đây là Kế hoạch Tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong trường học, năm học 2022-2023 của trường mầm non Trường Sơn. Ban giám hiệu triển khai và yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường nghiêm túc thực hiện./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Đức Thọ (để b/c);
- CB,GV,NV và HS trường MNTS (để t/h);
- Lưu VT./.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
Trần Thị Hồng Oanh
 
 

Tác giả bài viết: Trường MN Trường Sơn

Nguồn tin: Trường mầm non Trường Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay361
  • Tháng hiện tại2,762
  • Tổng lượt truy cập1,789,186
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây