Kế hoạch chiến lược phát triển trường mầm non Trường Sơn giai đoạn 2020-2022, tầm nhìn 2025

UBND HUYỆN ĐỨC THỌ
TRƯỜNG MN TRƯỜNG SƠN
 
 
 
  

Số: 09/KH-MNTS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 
 
 
  

Trường Sơn, ngày 31tháng 1 năm 2020
 
                                                      
                                                                                           
 
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2020-2022, TẦM NHÌN 2025
 
I TỔNG QUAN:
Trường mầm non Trường Sơn được thành lập từ năm 1979, thuộc địa bàn xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - một địa bàn xã ngoài đê La Giang, các lớp mẫu giáo và nhóm trẻ nằm rải rác tại các thôn xóm sau đó đến năm 2004 xây dựng tập trung tại một điểm trường. Hàng năm trường duy trì 10 nhóm lớp với tổng số học sinh trung bình 300 cháu. Trường có tổng diện tích đất là 3.785.5 m2.
Nhà trường là đơn vị được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2005. Trường có khuôn viên sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp, có đủ các phòng học, có phòng giáo dục nghệ thuật, khu hiệu bộ, bếp ăn, công trình vệ sinh, có nguồn nước sạch phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. Trường tổ chức cho 100% các nhóm, lớp ăn bán trú tại trường. Tháng 6 năm 2015 trường được Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận lại sau 5 năm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về cơ cấu tổ chức: Trường mầm non Trường Sơn do Phòng GD-ĐT Đức Thọ quản lý; Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 30; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đã được học qua lớp cán bộ quản lý giáo dục, trình độ chuyên môn vững vàng, luôn bám sát mọi chỉ tiêu nhiệm vụ của cấp trên để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đạt chất lượng cao. Giáo viên, nhân viên có trình độ: Đại học 21, cao đẳng 6, trung cấp 2 (Không tính Bảo vệ). Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, tận tuỵ với công việc được phụ huynh tín nhiệm. Nhà trường có Chi bộ Đảng gồm 27 đảng viên (trong đó có 4 đảng viên ngoài đơn vị). Tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Những cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã góp phần đưa nhà trường từng bước vươn lên và đạt được những thành tích đáng kể. Công đoàn trường liên tục đạt Công đoàn Vững mạnh và Vững mạnh xuất sắc; Trường liên tục đạt Cơ quan văn hóa cấp huyện, Tập thể lao động Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc.
 Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2020-2022, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Trường Sơn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng .
II.TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020
1. Điểm mạnh :
a/  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường :
- Số lượng:
Tổng số: 30 người,  Trong đó:
BGH: 03;               Giáo viên: 18;       Nhân viên: 9
Biên chế: 21; Hợp đồng: 9.
- 89% giáo viên được vào biên chế.
- Về trình độ:
+ Đại học có 21 (trong đó CBQL 3, giáo viên 17, nhân viên 1)
+ Cao đẳng có 6 (trong đó nhân viên 6)
+ Trung cấp có 2 (trong đó giáo viên 1, nhân viên 1)
Trường có 1 giáo viên đang tham gia học đại học
 Đạt chuẩn: 100 %, trong đó trên chuẩn: 95,2 % (chuyên ngành MN)
- Tổng số đảng viên: 27 (trong đó có 4 đồng chí ngoài đơn vị). 
- Tổng số Đoàn viên TNCSHCM: 16
-  Đội ngũ giáo viên, nhân viên đa số có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm luôn có ý thức tự học tự rèn để khẳng định mình.
 - Ban giám hiệu: nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được sự tín nhiệm của cán bộ giáo viên nhà trường, nhân dân địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Thọ.
- Nhà trường có uy tín với ngành, với xã hội về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 25-36 tháng đến 5-6 tuổi.
- Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn đội gắn kết thành một khối thống nhất, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc chung.
b/ Số lượng trẻ: 
Tr­ường tiếp nhận số l­ượng trẻ năm  2019- 2020 nh­ư sau:  
-  Số lớp: 09 lớp. 
-  Số trẻ : 276 trẻ.
Trong đó:  1 nhóm trẻ ( 25-36 tháng): 27 trẻ; 8 lớp MG: 250 trẻ. Cùng các đơn vị trong huyện huy động trẻ ra lớp đảm bảo các chỉ tiêu sau:      
- Nhà trẻ đạt 13,2%.
-  MG đạt 82,2%.
-  Trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ huy động: 100%; 100% trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày (Trong đó: 100% trẻ học chương trình GDMN mới; bàn giao danh sách trẻ 5 tuổi vào cuối năm học cho trường tiểu học đạt 100%). 
- Trẻ đi học chuyên cần trên toàn trư­ờng đạt từ 89% trở lên.
c/ Về chất lượng giáo dục:
- Kết quả thi đua năm 2018-2019:
+ 100% đội ngũ có bài viết SKKN có chất lượng.
+ Được công phổ cập mầm non 5 tuổi
+ Tham gia các hội thi: giải 3 thể dục thể thao cấp huyện
+ Đơn vị: Tập thể lao động tiên tiến
+ Cá nhân: CSTĐ Cơ sở:  4; LĐTT: 19;  HTNV: 7.
d/ Về chăm sóc- nuôi dưỡng:
- Không có ngộ độc xảy ra trong nhà trường.
- Bếp ăn luôn được các cơ quan y tế đánh giá tốt.
- 100% trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển.
- Không có tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra với trẻ tại trường.
- Kết quả sức khỏe đầu năm học 2019-2020 và phấn đấu cuối năm:
Độ tuổi Đầu năm (tỷ lệ) Cuối năm (tỷ lệ)
Cân nặng
NHÀ TRẺ 27 27
Bình thường 27/27=100% 27/27=100%
Kênh SDD vừa 0 0
Kênh SDD nặng 0 0
Nặng hơn so với tuổi 0 0
MẪU GIÁO 250 trẻ 250 trẻ
Bình thường 240/250=96% 243/250=97,2%
Kênh SDD vừa 10/250=4% 7/250=2,8%
Kênh SDD nặng 0 0
Nặng hơn so với tuổi 3/250=1,2% 2/250=0,8%
Chiều cao
NHÀ TRẺ 27 trẻ 27 trẻ
Cao bình thường 27/27=100% 27/27=100%
Cao hơn so với tuổi 0 0
Thấp còi độ 1  0 0
Thấp còi độ 2 0 0
MẪU GIÁO 250 trẻ 250 trẻ
Cao bình thường 240/250=96% 243/250=97,2%
Cao hơn so với tuổi 01/250=0,4% 01/250=0,4%
Thấp còi độ 11/250=4,4% 10/250=4%
e/ Cơ sở vật chất nhà trường:
- Diện tích sử dụng đất của nhà trường: 3.785.5m2.
- Bình quân đất sử dụng:      13.7m2/trẻ
- Công trình xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Diện tích xây dựng 1154.6m.
- Khuôn viên trường có 230 m2 tường rào kiên cố bao quanh, đẹp mắt, đảm bảo việc ngăn cách giữa khuôn viên trường với sinh hoạt bên ngoài, thuận tiện cho công tác bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
- Có 1cổng chính, cổng rộng trên 3,2m, có cửa cổng chắc chắn, cột trụ vững chắc, có bảng hiệu phù hợp với trường mầm non.
- Trường có đủ nguồn nước sạch để sử dụng và được bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên nên đảm bảo vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước thải được chảy ngầm trong hệ thống cống, có nắp đậy, thông thoát, không có mùi hôi.
- Sân trường có diện tích 1604m2 lát gạch và láng xi măng bằng phẳng thuận tiện cho trẻ vui chơi và học tập.
* Các phòng chức năng
+  Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
- Phòng sinh hoạt chung: Có diện tích 55m2/lớp; đủ ánh sáng tự nhiên và điện chiếu sáng; nền, tường được lát gạch hoa; được sử dụng kết hợp làm nơi ngủ trưa cho trẻ; có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt của trẻ và giáo viên, được sắp xếp bố trí sạch gọn hài hòa phù hợp với trẻ.
- Phòng ngủ: Có 4 phòng học có phòng ngủ riêng, có 8 phòng học không có phòng ngủ riêng, trẻ ngủ ngay phòng sinh hoạt chung, có đủ giường, gối, chăn riêng cho mỗi trẻ.
- Phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh khép kín trong mỗi phòng học, có diện tích 10m2, 2 bệ cầu, 2 bệ tiểu, 6 vòi nước; có phòng nam, nữ riêng biệt; thiết bị đúng chuẩn của trẻ, an toàn, hợp vệ sinh; có đủ nguồn nước sạch, đủ ánh sáng, khô ráo, không có mùi hôi, không trơn trượt, được trang trí đẹp mắt .
- Hiên chơi: hiên chơi trước và sau lớp có diện tích 21m2, lan can cao 1m4 đảm bảo an toàn cho trẻ
- Phòng âm nhạc: diện tích 55m2; tường ốp kính thủy, có đàn organ, dụng cụ, trang phục để múa, hát, diễn rối;
+  Khối phòng tổ chức ăn
- Kho thực phẩm: Không dùng kho trữ thực phẩm vì chỉ mua và sử dụng trong ngày. Sử dụng tủ để lưu trữ, cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng lương thực.
- Khu vực nhà bếp: Diện tích 90m2, qui trình vận hành đúng chuẩn bếp 1 chiều, thiết bị hiện đại, đồ dùng sạch đẹp, bảo quản sử dụng tốt, có tủ lạnh dùng riêng để lưu mẫu thức ăn; bếp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; được Ban vệ sinh phòng dịch Sở Y Tế đánh giá tốt và làm phóng sự truyền hình tuyên truyền mô hình bếp ăn tập thể đạt chuẩn.
+ Khối phòng hành chính quản trị
- Văn phòng trường: diện tích 55 m2, đủ bàn ghế cho các tổ chuyên môn sinh hoạt, tủ và các biểu bảng qui định.
- Phòng H.trưởng:  diện tích 17m2, đủ bàn ghế, tủ, có các biểu bảng và phương tiện làm việc thuận tiện.
- Phòng các Ph H trưởng: diện tích 17mđủ bàn ghế, tủ, có các biểu bảng và phương tiện làm việc thuận tiện.
- Phòng hành chính quản trị: diện tích 17m2, đủ bàn ghế, tủ, có các biểu bảng và phương tiện làm việc thuận tiện.
- Phòng Y tế:  diện tích 17m2, có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu; có đủ đồ dùng theo dõi sức khỏe; có biểu bảng theo dõi, tranh ảnh tuyên truyền.
- Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích 6m2, có đủ trang bị bên trong (bàn, ghế, tủ, sổ theo dõi trực, điện thoại...).
- Phòng dành cho nhân viên: diện tích 16m2; đủ các loại giá, tủ để đồ dùng cá nhân của nhân viên.
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: Các phòng hành chính, bếp, hiệu trưởng, văn phòng, giáo dục thể chất-nghệ thuật có công trình vệ sinh khép kín, thiết bị đầy đủ phù hợp; khu vệ sinh chung có diện tích 16m2, có đủ nguồn nước, đủ ánh sáng, thiết bị phù hợp, sạch sẽ.
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích 25m2, có mái che, vị trí hợp lí, sạch sẽ, nền bằng phẳng, xe được xếp đặt gọn gàng, ra vào thuận lợi, an toàn.
+ Sân vườn:
Diện tích 1604m2, thiết kế phù hợp với trẻ, có sân chơi tập được lát gạch bằng phẳng, có nhiều thảm cỏ xanh, lối đi dạo cho trẻ, nhiều cây bóng mát, cây cảnh đa dạng, có vườn cây, rau dành riêng cho trẻ trải nghiệm và phục vụ bếp ăn, có 24 đồ chơi ngoài trời bố trí hợp lí, sử dụng tốt. Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng môi trường sư phạm Thân thiện- An toàn- Xanh- Sạch- Đẹp của Bộ GD&ĐT phát động, trường đã cố gắng bằng nhiều biện pháp, nhiều nguồn lực tham gia cải tạo sân vườn.
- Sân khấu ngoài trời: Sân chơi và khu vực tiền sảnh của trường được làm sân khấu ngoài trời hợp lý, hiệu quả.
*  Thành tích chính :
+ Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; Số 3068/ QĐ-UBND, Ngày 07/8/2015.
+ Đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; Số 4543 ngày 32/6/2015 của UBND huyện Đức Thọ.
+ Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; Số 3534/ QĐ-UBND của UBND Tỉnh Hà Tĩnh.
- Được công nhận: đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010-2015”; Số 3508/QQD-UBND, ngày 22/4/2015 của UBND huyện Đức Thọ.
* Các ban ngành:
Đảng ủy, UBND  xã Trường Sơn và Phòng GD&ĐT Đức Thọ quan tâm, chỉ đạo sâu sát; các ban ngành luôn động viên  giúp đỡ, tạo điều kiện cho các  hoạt động  của nhà trường đạt hiệu quả.
-  Được hầu hết phụ huynh, nhân dân trong địa bàn phường tin tưởng, tín nhiệm gắn bó và hết lòng ủng hộ nhà trường.
2. Điểm hạn chế :
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: một số giáo viên do tuổi cao nên việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, một số giáo viên con còn nhỏ do thời gian chủ yếu dành cho chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường nên thời gian dành cho nghiên cứu còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất : Sân trường đã xuống cấp do thời gian sử dụng trên 10 năm và khuôn viên chật hẹp. Hiện còn thiếu 6 phòng ngủ nhưng chưa có kinh phí để xây dựng.
3. Các thách thức
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc- giáo dục của cha mẹ trẻ, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ “ Lấy trẻ làm trung tâm”, nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, nắm tình hình, khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Trình độ CNTT ngày càng hiện đại và các yêu cầu về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi: ưu tiên cho trẻ trong địa bàn học tại trường.
- Đổi mới PPDH và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối giai đoạn, cuối chủ đề theo chỉ số đánh giá và đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học, trong dạy và học.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo di dời trường theo kế hoạch của địa phương đúng lộ trình tháng 10/2020.
II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1. Sứ mạng : 
Tạo môi trường tốt nhất cho các trẻ phát triển toàn diện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
2.Tầm nhìn: 
Từ năm học 2005-2006 Trường được công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I đến nay, nhưng để đáp ứng với xu thế phát triển của thế giới cũng như của đất nước trong thời kỳ đổi mới trường mầm non Trường Sơn cần chuyển mình phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II trong thời gian sớm nhất.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin, …
3. Hệ thống các giá trị cơ bản của nhà trường
- Tinh thần trách nhiệm                           
- Tính đoàn kết
- Tính trung thực                                    
- Tính sáng tạo
- Lòng tự trọng                                       
- Khát vọng vươn lên
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
1. Các mục tiêu tổng quát:
1.1. Mục tiêu ngắn hạn (Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục):
- Năm học 2019-2020, trường mầm non Trường Sơn tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia mức độ 1.
2.1- Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu):
- Tham mưu chuyển trường về địa điểm mới đúng kế hoạch và phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
- Đến năm học 2020- 2021, 2021- 2022 trường mầm non Trường Sơn được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức 3.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và tiếp tục cho trẻ làm quen với ngoại ngữ.
3.1- Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu):
- Đến năm 2025, trường mầm non Trường Sơn tiếp tục duy trì công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ II và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức 3.
- Tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và cho trẻ làm quen với ngoại ngữ.
2. Các mục tiêu cụ thể :
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Trình độ : Phấn đấu đến hết năm 2020: 100% giáo viên có trình độ đại học.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý: 100% xếp loại tốt.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên được đánh giá theo Chuẩn giáo viên mầm non: có trên 50% xếp loại tốt, 30% khá trở lên, không có giáo viên xếp loại trung bình.
- Từ nay đến 2021 : 95% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo máy tính. Đến hết năm 2023 phấn đấu 10% giáo viên biết sử dụng thành thạo phần mềm bảng thông minh. 95% giáo viên ƯDCNTT thành thạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ hằng ngày.
2.2.Trẻ :
- Quy mô :
+ Năm 2019-2020: duy trì 10 nhóm, lớp, sĩ số bình quân: 30 trẻ/ lớp.
+ Năm 2020-2021: duy trì 10 nhóm, lớp, sĩ số bình quân: 32 trẻ/ lớp.
+ Năm 2021-2022: 11 lớp, sĩ số bình quân : 30 trẻ/lớp.
+ Từ năm 2022-2023 đến 2025: duy trì 11 lớp, sĩ số bình quân : 30 trẻ/lớp.
- Chất lượng giáo dục :
+ Từ năm 2020-2022: 100% trẻ đạt bé khỏe; 100% đạt theo các chỉ số đánh giá từng độ tuổi.
+ Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh: từ giải khuyến kích trở lên.
+ Phấn đấu đến năm 2025:  duy trì giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- Chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng:
+ Từ năm 2020-2022: 98% trẻ phát triển bình thường; 2%: SDD thể nhẹ cân và thấp còi.
+ Năm 2025: 99% trẻ phát triển bình thường; 1%: SDD thể nhẹ cân và thấp còi.
- Chất lượng giáo dục:
100% trẻ đến trường được giáo dục theo đúng chương trình của Bộ GD&ĐT
Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được tiếp cận làm quen với tiếng Anh
+ Trẻ được trang bị kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích...
2.3. Cơ sở vật chất
- Tích cực tham mưu xây dựng trường tại điểm mới với đầy đủ các phòng chức năng, phòng học, phòng ngủ theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014
- Xây dựng môi trường sư phạm " Xanh- sạch- đẹp- an toàn".
- Trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho tất cả các độ tuổi.
- Phấn đấu từ 2020 đến 2022 cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu của một trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
3. Phương châm hành động: "Chất lượng chăm sóc-giáo dục tốt luôn là mục tiêu của mỗi CBGVNV nhà trường"
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.
1. Các giải pháp chủ đạo
- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu.
- Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, phụ huynh, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
2. Các giải pháp cụ thể
2.1.  Xây dựng quy chế và nền nếp hoạt động:
-  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Thể chế hóa hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của đơn vị đảm bảo sự nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Ngành.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, phụ trách tổ chức đoàn thể.
2.2.  Hoàn thiện bộ máy tổ chức:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu chăm sóc- giáo dục.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cho các giáo viên đảm trách vai trò chủ chốt trong bộ máy tổ chức nhà trường.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phụ trách đoàn thể.
2.3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ :
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.
- Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ, trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, phó hiệu trưởng.
2.4. Nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục:
- Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng, chất lượng trẻ đầu vào để xác định các phương pháp chăm sóc- giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục của nhà trường.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp đối tượng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến nhằm bảo đảm giảm tỷ lệ trẻ SDD và thừa cân.
- Thực hiện tốt đánh giá cuối giai đoạn, cuối chủ đề, đánh giá theo Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.
- Phụ trách thực hiện: Phó hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên, nhân viên.
2.5. Xây dựng cơ sở vật chất:
- Tham mưu với UBND xã, Phòng GD & ĐT, phòng tài chính kế hoạch đầu tư xây dựng phòng học và các phòng chức năng bảo đảm đúng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tại địa điểm mới.
- Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường trong quản lý, thực hành chuyên môn và các hoạt động khác, cụ thể: Sử dụng thư điện tử, xây dựng WebSite, sử dụng phần mềm chuyên môn trong giảng dạy, quản lý. Các thông tin quản lý giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường bước đầu qua hộp thư điện tử, kế đến là hệ thống nối mạng nội bộ và  website của Trường.
- Tranh thủ các dự án và sự tham mưu, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và Hội Cha mẹ học sinh, các nguồn lực bên ngoài để sửa chữa, xây dựng các công trình nhỏ trong khuôn viên trường, cải tạo nâng cấp phòng học, nhà vệ sinh và hoàn thiện nhà để xe cho giáo viên khi trường chưa di dời.
- Phụ trách thực hiện:  Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; Bí thư chi bộ; Chủ tịch công đoàn; Bí thư Đoàn; Tổ chuyên môn.
2.6. Lập dự toán kế hoạch - tài chính:
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.
- Tham mưu với địa phương và  hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác  xã hội hóa giáo dục.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ chủ chốt, Kế toán, Trưởng ban đại diện CMHS.
2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá hình ảnh của nhà trường:
- Đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả website của Trường.
- Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của Trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí…
- Khuyến khích giáo  viên tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, PHT, giáo viên phụ trách CNTT; tổ chuyên môn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển tổng thể cho toàn trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến  đơn vị.
- Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động hàng năm và thực hiện kế hoạch chiến lược  theo từng giai đoạn phát triển của đơn vị.
2. Trách nhiệm của các tổ chuyên môn và các bộ phận nhà trường
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
3. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi; xứng đáng là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nhà trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân với phương châm “ Nổ lực của cá nhân là thành công của tập thể” và khẩu hiệu hành động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.
4. Trách nhiệm của phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Hỗ trợ tinh thần, vật chất … giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Kế hoạch chiến lược. 
Trên  đây là toàn bộ Kế hoạch chiến lược phát triển Trường mầm non Trường Sơn giai đoạn 2020-2022 và tầm nhìn đến năm 2025. Đơn vị sẽ xây dựng lộ trình và cụ thể hóa thành chương trình hành động  phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2020-2025.                                                     
Nơi nhận:                                                                                  HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD-ĐT; (báo cáo)                              
- PHT,BCHCĐ,CĐ;(phối hợp)
- BĐDCMHS; (Phối hợp)
- Lưu VT.                                                                    
                                                                                        Trần Thị Hồng Oanh
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,428
  • Tháng hiện tại20,652
  • Tổng lượt truy cập1,489,012
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây